Xu hướng phát triển của kiến trúc sinh thái trong năm 2022

Thời gian đăng: 04/02/2022
Với sự phát triển của kinh tế - xã hội, tình trạng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Để cải thiện tình trạng trên, kiến trúc sinh thái hay kiến trúc xanh ra đời. Không chỉ giúp giảm tình trạng khói, bụi mà nó còn nâng cao cuộc sống của con người. Ngày càng có nhiều sáng kiến về kiến trúc và xây dựng để đáp ứng nhu cầu và phát triển bền vững. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về xu hướng của kiến trúc mới trong năm 2022. Hãy cùng theo chân Thành Phước Decor khám phá qua bài viết sau.

Với sự phát triển của kinh tế - xã hội, tình trạng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Để cải thiện tình trạng trên, kiến trúc sinh thái hay kiến trúc xanh ra đời. Không chỉ giúp giảm tình trạng khói, bụi mà nó còn nâng cao cuộc sống của con người.

Ngày càng có nhiều sáng kiến về kiến trúc và xây dựng để đáp ứng nhu cầu và phát triển bền vững. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về xu hướng của kiến trúc mới trong năm 2022. Hãy cùng theo chân Thành Phước Decor khám phá qua bài viết sau.

1. Kiến trúc xanh được phát triển toàn cầu

Kiến trúc xanh phát triển toàn cầu
Kiến trúc xanh phát triển toàn cầu


Theo Wikipedia, kiến trúc xanh hay còn gọi là kiến trúc bền vững thường được để kiến tạo các công trình. Khi sử dụng những mô hình kiến trúc này, nó mang đến tính thân thiện với môi trường. Đồng thời, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả trong suốt “vòng đời”.

Trên thế giới, có rất nhiều công trình mang kiến trúc sinh thái bền vững. Từ quy mô nhỏ như khu dân cư, trường học đến quy mô lớn như nhà máy, đô thị. Không chỉ phát triển xây dựng mới mà còn cải tạo môi trường sống phù hợp với khí hậu và địa hình. Đồng thời, còn nâng cấp các công trình lên một tầm cao mới, phù hợp với thị hiếu và nhu cầu sử  dụng.

Năm 2022, kiến trúc xanh không chỉ phát triển ở một quốc gia mà nó còn được ứng dụng trên toàn cầu. Có liên quan mật thiết đến nền kinh tế xanh và sự biến đổi của môi trường, khí hậu.

Để làm sáng tỏ tầm quan trọng của kiến trúc xanh và xu hướng của nó trên toàn cầu. Tập đoàn McGraw-Hill và United Technologies Mỹ đã hợp tác và nghiên cứu vấn đề này. Các chuyên gia đã tiến hành khảo sát và lấy ý kiến thông qua nhiều cuộc đối thoại gián tiếp và trực tiếp.

Qua nhiều lần nghiên cứu cho thấy, kiến trúc xanh đang ngày càng ảnh hưởng đến xu hướng thiết kế. Mục đích chính của sự thay đổi này nằm tạo ra một môi trường bền vững hơn. Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức của mọi người thông qua các sản phẩm và dịch vụ xanh.

Cùng theo nghiên cứu này, các đơn vị xây dựng và phát triển công trình đang hướng đến nền kiến trúc sinh thái xanh. Đặc biệt, từ năm 2012 - 2021, số lượng các công trình kiến trúc xanh đã tăng đoán kể, dự đoán có thể vượt hơn 70%.

Xem thêm: TOP 5 công trình kiến trúc xanh nổi tiếng tại Việt Nam 

2. Gia tăng nhận thức của toàn xã hội

Vấn đề này chính là then chốt để phát triển một nền kiến trúc sinh thái bền vững và an toàn. Điều đáng mừng là sự gia tăng nhận thức đang có chiều hướng tích cực. Mọi người đang có xu hướng cảm thấy thích thú hơn với các công trình xanh hơn là hiện đại.

Cũng theo các chuyên gia, chủ sở hữu công trình và các nhà phát triển bất động sản đã góp phần không nhỏ. Họ là những người truyền tải mô hình kiến trúc xanh vào từng dự án của mình. Đồng thời, cho thấy được tầm quan trọng của kiến trúc xanh. Phát triển nền kiến trúc xanh không chỉ để đáp ứng thị trường mà còn nâng cao nhận thức của xã hội. Phù hợp với xu hướng thế giới, tiết kiệm chi phí triển công trình.

Theo một báo cáo của McGraw-Hill cho thấy, kiến trúc sinh thái xanh chính là điều mà các công ty hướng tới. Nó là một trong những yếu tố giúp nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Trong năm 2022, hơn 70% các công trình ở Việt Nam đều xây dựng theo lối kiến trúc xanh. Tạo sự cân bằng bền vững giữa 3 yếu tố năng lượng, môi trường, cảnh quan. Điều này mang góp phần làm giảm tình trạng ô nhiễm và lây nhiễm của dịch Covid-19.

3. Phát triển các sản phẩm xanh

Phát triển các sản phẩm xanh
Phát triển các sản phẩm xanh


Bên cạnh sự phát triển của kiến trúc sinh thái xanh thì các sản phẩm và dịch vụ xanh cũng ra đời. Thị trường cho ra đời các sản phẩm được chế tạo từ các vật dụng từ thiên nhiên. Đáp ứng nhu cầu sử dụng và thân thiện với môi trường sống.

Trong những năm qua, doanh nghiệp đã ứng dụng các sản phẩm xanh vào trong dự án của mình. Năm 2022 này, có thể được coi là một năm lên ngôi của các “sản phẩm xanh”. 
 

Với nhu cầu tìm kiếm ngày càng nhiều thì đây quả thật là một xu hướng không thể bỏ qua. Theo các chuyên gia, xu hướng này có thể tiếp tục gia tăng trong những năm tiếp theo. “Sản phẩm xanh” ngày các có chỗ đứng vững chắc trong xu thế thị trường hiện nay.

Vì vậy, việc phát triển các sản phẩm xanh là điều vô cùng quan trọng. Không chỉ giúp xu hướng kiến trúc xanh phát triển. Bên cạnh đó, nó còn khẳng định vị thế trên toàn cầu và đem đến cuộc sống thịnh vượng. Đặc biệt, trong bối cảnh biến đổi khí hậu phức tạp thì việc này càng trở nên cấp thiếp. Góp phần làm giảm nguy cơ và hiểm họa khó lường từ thiên nhiên.

Xem thêm: Thiết kế không gian kiến trúc cảnh quan cho nhà phố, biệt thự nổi bật 2022

4. Lợi ích kiến trúc xanh mang lại  

Ứng dụng thiết kế kiến trúc mang đến cho các công trình và cuộc sống những lợi ích tuyệt vời. Vậy những lợi ích của kiến trúc sinh thái xanh đó là gì? Xem ngay bên dưới đây nhé!

Lợi ích kinh tế

Lợi ích kinh tế
Lợi ích kinh tế 


Một trong những lợi ích ích kinh tế thiết thực đó là giảm chi phí triển khai thực hiện của các công trình. Khi ứng dụng kiến trúc xanh thì chi phí vận hành như điện, nước, rác thải sẽ giảm xuống đáng kể. Đồng thời, việc thu hồi vốn đầu tư cho dự án sẽ nhanh và thuận tiện hơn.

Hơn nữa, giá thành của các công trình sẽ có giá trị hơn so với các dự án bình thường. Khách hàng thường có xu hướng lựa chọn các công trình xanh hơn. Nó vừa đáp ứng nhu cầu sống trong lành vừa mang đến không gian sống bền vững, trong lành.

Lợi ích môi trường

Lợi ích môi trường
Lợi ích môi trường


Đây chính tiêu chí hàng đầu khi lựa chọn mô hình kiến trúc sinh thái xanh. Môi trường sống trong lành giúp thúc đẩy và bảo vệ hệ sinh thái. Không những thế, nó còn nâng cao chất lượng không khí và nước, làm đa dạng hệ sinh học. Giảm đáng kể lượng chất thải thải ra môi trường và bảo tồn thiên nhiên.

Theo các chuyên gia, các công trình kiến trúc xanh sử dụng ít hơn 26% ít năng lượng so với công trình thường. Đồng thời, nó cũng giúp giảm chi phí bảo trì lên tới  13% và lượng ô nhiễm nhà kính khoảng 33%. Đây chính là lý do tại sao mọi người lại lựa chọn kiến trúc xanh để bảo vệ gia đình và không gian sống.

Lợi ích xã hội

Lợi ích môi trường
Lợi ích môi trường


Lợi ích xã hội đầu tiên đó là kiến trúc xanh giúp bảo vệ sức khỏe của con người. Nó tạo ra môi trường sống thân thiện cho con người. Bao gồm các khía cạnh như: chất lượng không khí và tối ưu hóa các công năng của công trình. Mang đến không gian sống  trong lành và tươi mát hơn. Đáp ứng nhu cầu sử dụng và gia tăng lợi ích xã hội.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia thì kiến trúc xanh còn làm giảm sự xuất hiện của bệnh mãn tính ở người. Đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp, dị ứng hay hen suyễn. Đây là các bệnh thường gặp khi tình trạng không khí không tốt và ô nhiễm môi trường diễn ra.

Xem thêm: Xu hướng kiến trúc hiện nay và quy trình ứng dụng thực tế

5. KẾT LUẬN

Tóm lại, xu hướng phát triển kiến trúc sinh thái đang có nhiều chuyển biến tích cực trong năm 2022. Không chỉ tại Việt Nam mà trên quy mô toàn cầu. Hy vọng với bài viết trên đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về nền kiến trúc xanh hiện nay.

Ngoài ra, nếu bạn cần tư vấn và hỗ trợ thiết kế và xây dựng kiến trúc xanh cho nhà ở hay công trình của mình. Đừng ngần ngại hãy liên hệ và trao đổi trực tiếp với Thành Phước Decor nhé. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây