Xu hướng kiến trúc hiện nay và quy trình ứng dụng thực tế

Thời gian đăng: 03/02/2022
Kiến trúc bền vững đang là xu hướng kiến trúc hiện nay. Nó được triển khai ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cũng chính vì thế, việc nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế cũng được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, quá trình triển khai và ứng dụng các xu hướng này là không hề đơn giản.

Kiến trúc bền vững đang là xu hướng kiến trúc hiện nay. Nó được triển khai ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cũng chính vì thế, việc nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế cũng được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, quá trình triển khai và ứng dụng các xu hướng này là không hề đơn giản.

Bạn là người mới bắt đầu mà muốn tìm hiểu về các xu hướng kiến trúc. Hãy cùng THÀNH PHƯỚC DECOR tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

1. Sự kết hợp giữa kiến trúc xanh, sinh thái và bền vững

Từ những năm 90 của thế kỷ 20, kiến trúc xanh đã trở thành một phần không thể thiếu của kiến trúc bền vững. Trào lưu này đã phát triển một cách mạnh mẽ để đảm bảo cân bằng hệ sinh thái và giúp xây dựng kiến trúc bền vững. Nó được ứng dụng đa dạng và phong phú ở nhiều công trình khác nhau. Từ nhà ở chuyên dụng cho đến đô thị, doanh nghiệp.

Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa kiến trúc xanh, sinh thái và bền vững. Những thông tin dưới đây sẽ làm sáng tỏ và tìm ra các xu hướng kiến trúc hiện nay.

Kiến trúc xanh

Kiến trúc xanh
Kiến trúc xanh


Hiện nay có rất nhiều khái niệm và định nghĩa xoay quanh khái niệm kiến trúc xanh.Tuy nhiên, các tổ chức nghiên cứu về nó có thể  giúp bạn hiểu rõ hơn. Sau đây là khái niệm thường được các chuyên gia sử dụng nhất. Kiến trúc xanh là phương pháp kiến trúc ứng dụng các vật liệu thân thiện vào cuộc sống. Nó làm hài hòa cho không gian mà không phá vỡ đi cảnh quan chung.

Ngoài việc bảo vệ môi trường trước biến đổi khí hậu, kiến trúc xanh giúp con người gắn bó hơn với thiên nhiên. Tiết kiệm tối đa các năng lượng sạch từ thiên nhiên như nước, gió hay mặt trời. Tránh các tác nhân gây hại như tia cực tím, ô nhiễm không khí hay chất thải công nghiệp.

Xem thêm: Xu hướng phát triển của kiến trúc sinh thái trong năm 2022

Kiến trúc sinh thái

Kiến trúc sinh thái
Kiến trúc sinh thái


Một khái niệm quan trọng nữa đó là kiến trúc sinh thái. Nó mang ý nghĩa tương tự như kiến trúc xanh. Tuy nhiên, xu hướng kiến trúc hiện nay cho thấy kiến trúc sinh thái có tính cộng sinh nhiều hơn. Con người sẽ sống cộng sinh với thiên nhiên và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Đặc điểm của nền kiến trúc này là sử dụng các vật liệu tự nhiên vào trong không gian. Một số sản phẩm nổi bật thường được kể đến là đất, đá, gỗ, tranh, tre. Được ứng dụng trong cuộc sống  từ ngàn đời nay. Cũng chính vì thế mà kiến trúc sinh thái và kiến trúc xanh đều hướng tới việc bảo tồn thiên nhiên.

Kiến trúc bền vững

Kiến trúc bền vững
Kiến trúc bền vững


Kiến trúc bền vững được xây dựng và kế thừa dựa trên kiến trúc xanh và kiến trúc sinh thái. Nó được xây dựng và phát triển từ những năm 80, 90 của thế kỷ XX.

Trong thời gian đó, kiến trúc bền vững không phải là một phần của các xu hướng kiến trúc hiện nay. Nó là sự kết hợp dựa trên kiến trúc môi trường, sinh thái, năng lượng, thiên nhiên và con người. Các yếu tố này tác động mạnh mẽ đến cuộc sống và trải nghiệm của con người.

Phát triển kiến trúc bền vững ra đời nhằm nâng cao chất lượng đời sống trong một khuôn khổ nhất định. Nó được xây dựng và duy trì bền vững cho hiện tại và cả tương lai. Vì vậy, với sự kết hợp của kiến trúc xanh và kiến trúc sinh thái đã mang đến một nền kiến trúc bền vững hơn. Trong đó, phát triển của các công trình xanh cũng là chiến lược để xây dựng hệ sinh thái bền lâu.

Xem thêm: Quá trình hình thành và phát triển của các công trình kiến trúc bền vững

2. Khó khăn và thuận lợi khi tiếp cận kiến trúc

Xu hướng tiếp cận với nền kiến trúc xanh cần có một mục tiêu rõ ràng và cụ thể. Có rất nhiều cách tiếp cận hiện nay. Tuy nhiên, để dễ dàng hơn thì bạn cần nghiên cứu trước những khó khăn và thuận lợi của nó. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về xu hướng kiến trúc hiện nay.

Khó khăn

Khó khăn xuất phát từ nhiều yếu tố, trong đó có chủ quan và khách quan. Dưới đây là một số khó khăn mà mọi người thường gặp phải khi tiếp cận nền kiến trúc xanh.

  • Chưa định hình được tư duy thiết kế cũng như mục đích của việc ứng dụng các xu hướng.

  • Nhầm lẫn trong xu hướng thiết kế gây ra việc chưa hiểu đúng về nền kiến trúc xanh.

  • Thị trường hiện nay có khá nhiều trào lưu và xu hướng thịnh hành không đúng với tiêu chí xanh.

  • Có nhiều trang web đăng thông tin không chính xác, chưa được nghiên cứu kỹ.

  • Hạn chế trong việc tiếp cận và vận dụng các xu hướng ở Việt Nam.

Thuận lợi

Bên cạnh những khó khăn trong việc tiếp cận xu hướng kiến trúc hiện nay. Bạn cũng có thể dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu và ứng dụng bởi:

  • Nguồn tài liệu đa dạng với nhiều thông tin hữu ích cho bạn lựa chọn.

  • Thuận lợi hơn trong việc nghiên cứu kiến trúc xanh ở các trang web quốc tế, chính thống.

  • Có tiêu chí và bộ công cụ đánh giá tương đối rõ ràng và chính xác.

  • Kiến trúc đã triển khai ở nhiều quốc gia giúp bạn dễ dàng lên ý tưởng cho các thiết kế.

3. Quy trình ứng dụng thực tế của kiến trúc bền vững

Ứng dụng kiến trúc bền vững
Ứng dụng kiến trúc bền vững


Đối với việc ứng dụng kiến trúc vào thực tế, điều này không dễ nếu bạn không chuẩn bị kỹ. Vì thế, nó cần được nghiên cứu và phát triển để phù hợp với từng vị trí và mục đích sử dụng. Việc triển khai theo đúng quy trình cũng là điều bạn cần đặc biệt chú ý. Sau đây là quy trình cơ bản để bạn ứng dụng thành công xu hướng kiến trúc.

1. Xác định xu hướng phù hợp sao cho đảm bảo cân bằng giữa kiến trúc xanh, bền vững và kiến trúc sinh thái.

2. Đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trong bộ tiêu chí được đưa ra của tổ chức kiến trúc. Ở Việt Nam, bạn có thể lựa chọn bộ Tiêu chí của Kiến trúc sư Việt Nam hoặc Hội đồng công trình xanh Việt Nam (VGBC). Đây là những tổ chức uy tín, giúp bạn đánh giá chính xác các công trình.

3. Nghiên cứu và đánh giá địa hình khu đất triển khai công trình. Phân tích về ánh sáng, hướng gió và tầm nhìn của nó. Sau đó, bạn cần lên hình khối cho kiến trúc mà bạn lựa chọn. Đây chính là bước đầu tiêu để đánh giá một công trình xanh.  Tất cả điều này sẽ giúp bạn tạo hình thiết kế phù hợp để giảm thiểu tối đa bức xạ. Đón hướng gió tự nhiên và tạo không gian thoáng đãng cho công trình.

4. Thực hiện các nguyên lý thiết kế về công năng cho mỗi công trình. Cần tổ chức và bố trí một cách hợp lý để không gian trông thông thoáng. Đồng thời, giúp đón ánh sáng tự nhiên đến từng nơi trong công trình. Giảm thiểu tối đa lượng khí thải ra môi trường và tránh ánh xạ.

5. Bố trí cảnh quan phù hợp cho xu hướng thiết kế. Lựa chọn cây xanh phù hợp để che chắn bức xanh nhiệt. Làm mát không gian sống và đón gió một cách tự nhiên đến công trình.

6. Ứng dụng các giải pháp xanh giúp tiết kiệm năng lượng. Lựa chọn các vật liệu tự nhiên có kết cấu thân thiện với môi trường và thiên nhiên. Sử dụng các chất liệu tái chế để không gây ảnh hưởng môi trường và giảm thiểu chất thải. Có thể sử dụng pin năng lượng mặt trời, đèn cảm biến để tiết kiệm năng lượng sạch.

Xem thêm: TOP 5 công trình kiến trúc xanh nổi tiếng tại Việt Nam

KẾT LUẬN

Trên đây là những thông tin hữu ích về xu hướng kiến trúc hiện nay. Bên cạnh đó là quy trình triển khai nó trong thực tế, những thuận lợi và khó khăn khi triển khai. Hy vọng với bài viết này có thể giúp bạn dễ dàng hơn khi xây dựng giải pháp kiến trúc xanh cho công trình.

Ngoài ra, nếu bạn cần tư vấn và hỗ trợ thiết kế và xây dựng kiến trúc bền vững cho nhà ở hay công trình của mình. Đừng ngần ngại hãy liên hệ và trao đổi trực tiếp với Thành Phước Decor nhé. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây