Quá trình hình thành và phát triển của các công trình kiến trúc bền vững

Thời gian đăng: 04/02/2022
Kiến trúc bền vững hay bền vững ra đời như một phần tất yếu của cuộc sống. Nó mang đến một không gian sống trong lành, hiện đại. Bên cạnh đó, vẫn đảm bảo tính hài hòa giữ môi trường và thiên nhiên. Góp phần không nhỏ trong việc cân bằng hệ sinh thái và giảm biến đổi của khí hậu. Trong đó, phong trào xây dựng công trình xanh là một phần quan trọng trong nền kiến trúc độc đáo này. Ai trong chúng ta cùng từng nghe qua về “kiến trúc xây dựng bền vững”. Để tìm hiểu rõ hơn về nó và tại sao công trình xanh lại là mô hình kiến trúc nổi bật. Hãy cùng Thành Phước Decor theo dõi bài viết này nhé!

Kiến trúc bền vững hay bền vững ra đời như một phần tất yếu của cuộc sống. Nó mang đến một không gian sống trong lành, hiện đại. Bên cạnh đó, vẫn đảm bảo tính hài hòa giữ môi trường và thiên nhiên. 

Góp phần không nhỏ trong việc cân bằng hệ sinh thái và giảm biến đổi của khí hậu. Trong đó, phong trào xây dựng công trình xanh là một phần quan trọng trong nền kiến trúc độc đáo này.

Ai trong chúng ta cùng từng nghe qua về “kiến trúc xây dựng bền vững”. Để tìm hiểu rõ hơn về nó và tại sao công trình xanh lại là mô hình kiến trúc nổi bật. Hãy cùng Thành Phước Decor theo dõi bài viết này nhé!

1. Sự ra đời của các công trình kiến trúc bền vững

su ra doi cua kien truc ben vung
Sự ra đời của kiến trúc bền vững


Như đã giới thiệu ở trên, công trình xanh chính là một phận quan trọng của kiến trúc theo hướng bền vững.

Xuất hiện từ thế kỷ 20 (1990-1995), nó như một hiện tượng mới lạ trong giới kiến trúc. Được gần 100 nước thi công và triển khai thiết kế. Mang đến một hệ sinh thái cân bằng với tự nhiên và xã hội.

 Năm 2015, Hội đồng World GBC đã công nhận công trình xanh là một giải pháp kiến trúc bền vững. Với mục tiêu đến năm 2050 các công trình này sẽ không thải khí nhà kính. Xây dựng và bảo tồn hệ sinh thái tránh ảnh hưởng xấu đến môi trường đô thị. Đồng thời, giảm thải khí CO2, tái tạo tài nguyên nước và mang lại môi trường sống trong lành.

Công trình xanh do do Hội đồng USGBC của Mỹ đề xuất năm 1995 đã được công nhận là bền vững. Nó đảm bảo 5 yếu tố: Vị trí bền vững, Cải tạo nguồn nước, Gia tăng năng lượng, Bảo tồn nguyên liệu và Chất lượng môi trường.

Ngoài ra, một thành phần không thể thiếu khi xây dựng kiến trúc bền vững là kiến trúc xanh. Nó giúp tối đa những điểm thuận lợi của hệ sinh thái và khắc phục bất lợi của khí hậu.  Kiến trúc xanh (Green Architecture) ra đời vào đầu những năm 2000. Các công trình kiến trúc này vừa phải đạt yêu cầu thẩm mỹ, vừa phải phù hợp với văn hóa sống.

Như vậy, công trình xanh và kiến trúc xanh là 2 phần không thể thiếu trong xây dựng kiến trúc. Nó góp phần tạo dựng nên các thiết kế độc đáo, đáp ứng nhu cầu thực tế. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu kiến trúc của thế kỷ 21 và gia tăng sự sáng tạo trong thiết kế.

Xem thêm: Thiết kế không gian kiến trúc cảnh quan cho nhà phố, biệt thự nổi bật 2022

2. Tại sao lại ứng dụng kiến trúc bền vững

Tại sao ứng dụng kiến trúc bền vững
Tại sao ứng dụng kiến trúc bền vững 


Sự phát triển của khoa học và công nghệ luôn gắn liền với đô thị hóa. Phần lớn dân cư có xu hướng chuyển ra sống ở thành thị để đáp ứng nhu cầu công việc và học tập. Năm 1880,  dân số ở các vùng đô thị trên thế giới chỉ chiếm 4%. Tuy nhiên, sau 20 năm thì dân số đã tăng lên 14%. Đến năm 2017, dân số đô thị đã chiếm khoảng 3,2 tỷ người sinh sống.

Theo báo cáo của Liên hợp quốc (LHQ), 2/3 dân số thế giới hiện đang sinh sống và làm việc tại các đô thị. Đến năm 2050,  dân số sống ở đô thị trên thế giới sẽ chiếm tới 85%. Vì vậy, vấn đề này sẽ gây sức ép không hệ nhỏ đến hệ sinh thái và môi trường. Chất thải từ hoạt động công nghiệp sẽ gia tăng nhanh chóng. Chúng tích lỹ và gây đột biến cho hệ sinh thái. Ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường tại các đô thị và trên toàn cầu.

Tuy nhiên, sự đô thị hóa quá nhanh gây nên nhiều lo lắng trong quá trình phát triển xã hội. Hiệu ứng nhà kính có nồng độ lớn đang ngày các tác động mạnh mẽ đến Trái đất và gây Biến đổi khí hậu. Theo các nhà khoa học, đến năm 2035 nồng độ CO2 trong có thể đạt 450 ppm. Trong đó, nhiệt độ trên bề mặt trái đất mỗi năm sẽ tăng thêm 2oC.

Hơn thế nữa, việc cải tạo và xây dựng các công trình cũng ảnh hưởng trực tiếp môi trường và khí hậu. Năng lượng vận hành công trình chiếm gần một nửa lượng CO2 thải vào khí quyển.Theo Hội đồng USGBC, năng lượng sử dụng ở các trung tâm thương mại là 39%. Bao gồm năng lượng tiêu thụ cho nhà cửa thì nó chiếm tới 49%. Đây quả là một con số không hệ nhỏ, là nguyên nhân chủ yếu gây Biến đổi khí hậu.

Chính vì vậy, việc phát triển kiến trúc bền vững chính là giải pháp ưu tiên hàng đầu hiện nay. Xây dựng một xã hội văn minh và một hệ sinh thái xanh để tránh sự nóng lên của Trái Đất.

Xem thêm: Xu hướng kiến trúc hiện nay và quy trình ứng dụng thực tế

3. Kiến trúc bền vững phát triển như thế nào?

Kiến trúc bền vững phát triển như thế nào
Kiến trúc bền vững phát triển như thế nào


Kiến trúc theo hướng bền vững được phát triển dựa trên các công trình xanh. Nó ra đời vào năm 1990 tại Vương quốc Anh, sau đó lan rộng tại Mỹ vào năm 1993. Kể từ đó, các công trình xanh được ứng dụng rộng rãi trên toàn cầu.

Ban đầu, công trình xanh chỉ phát triển như một làn sóng (the Wave). Tuy nhiên, nó đã trở thành một trong những cơn bão (the Storm) nổi bật trong những năm 2009-2010. Khẩu hiệu được chú ý nhất trong giai đoạn này là  “10 hơn 1/10 heads are better than 1”.

Kể từ đó, công trình xanh được ứng dụng trong hầu hết các thiết kế xây dựng. Góp phần làm thay đổi môi trường sống của con  người và ngăn chặn sự thay đổi khí hậu.

Sự ra đời của hội đồng công trình xanh thế giới (World GBC) đã đánh dấu bước ngoặt trong kiến trúc bền vững. Nó tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng một nền kiến trúc theo hướng bền vững, phù hợp với thị hiếu. Đây là tổ chức quốc tế lớn nhất có 100 thành viên bao gồm 80 quốc gia và hơn 32.000 doanh nghiệp xây dựng.

Ở khu vực Đông Nam Á, Đài Loan là quốc gia đầu tiên ban hành Chính sách cho hạng mục công trình xanh. Năm 2008, Công trình xanh được đưa vào là một trong những chương trình trọng điểm. Năm 2005 đến 2010, Singapore  đã tổ chức Chương trình công trình xanh quốc gia lần thứ nhất. Vào năm 2010, Singapore đặt mục tiêu đạt 80% công trình xanh cho tới năm 2030. Thúc đẩy phát triển kiến trúc theo xu hướng bền vững trên toàn lãnh thổ.

4. Những đóng góp của kiến trúc bền vững

Những đóng góp của kiến trúc bền vững
Những đóng góp của kiến trúc bền vững 


Theo hội động USGBC, trải qua quá trình 10 năm thực hiện chương trình Green Building Movement. Những đóng góp của việc xây dựng kiến trúc xanh vào xã hội và cuộc sống là vô cùng to lớn. 

Các kết quả đã đạt được phải nhắc đến đó là:

  • Tiết kiệm 30-50% nước và năng lượng sạch trong sản xuất và cuộc sống. Vì vậy, nó cũng làm giảm lượng CO2 đáng kể vào khí quyển.

  • Giảm 10-15% chi phí bảo dưỡng cho các công trình xây dựng và hoạt động công nghiệp. Đồng thời, làm giảm chi phí vận hành tránh tiêu hao năng lượng không cần thiết.

  • Năng suất lao động tăng 3-5% qua môi năm. Cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống xã hội.

  • Gia tăng sức khỏe, giảm nguy cơ  mắc các bệnh mãn tính xuống dưới >5%.

  • Công trình xanh cũng giúp tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp một cách nổi bật hơn. Xây dựng môi trường sinh thái và nền kiến trúc  bền vững trong tương lai.

Tính đến năm 2006, tại Mỹ đã có 5.000 công trình được cấp chứng chỉ xanh. Trong đó tổng diện tích được phủ xanh lên tới 50 triệu m2.

Tại Đài Loan, quốc gia này sau 7 năm thực hiện cũng đã tiết kiệm được 432 triệu kWh điện. Hơn thế nữa, còn giảm 285.000 tấn CO2  và 18,3 triệu m3 nước sạch.

Tại Singapore, năm 2012 đã có 1.500 công trình được cấp chứng chỉ xanh. Đến năm 2030, dự kiến sẽ tăng lên tới 80%. Năm 2010, Malaysia có diện tích sàn 4,6 triệu m2 đạt chứng chỉ công trình xanh.

Xem thêm: Xu hướng phát triển của kiến trúc sinh thái trong năm 2022

5. KẾT LUẬN

Tóm lại, kiến trúc bền vững là xu hướng chung trên toàn cầu trong năm 2022 này. Nó góp phần vào sự phát triển của toàn nhân loại trước sự biến đổi của khí hậu. Tuy nhiên, ở Việt Nam loại hình kiến trúc này đang dần phát triển ở một số đô thị lớn. Vì vậy, nó cũng đang được nhiều người quan tâm hiện nay. 

Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu được quá trình hình thành và phát triển của nó.Ngoài ra, nếu bạn cần tư vấn và hỗ trợ thiết kế và xây dựng kiến trúc xanh cho nhà ở hay công trình của mình. Đừng ngần ngại hãy liên hệ và trao đổi trực tiếp với Thành Phước Decor nhé. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây