Mở shop mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn? Cách tính chi tiết, chính xác nhất

Thời gian đăng: 21/03/2023
Mở shop mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn? Làm thế nào để tính chính xác các khoản cần chi tiền? Phương án tiết kiệm chi Mở shop mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn? Làm thế nào để tính chính xác các khoản cần chi tiền? Phương án tiết kiệm chi phí hiệu quả nhất hiện nay.phí hiệu quả nhất hiện nay.
Mở shop mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn? Làm thế nào để tính chính xác các khoản cần chi tiền? Phương án tiết kiệm chi phí hiệu quả nhất hiện nay.

Kinh doanh mỹ phẩm có thể xem là lựa chọn mang tính xu hướng ở thời điểm hiện tại. Khi nhu cầu làm đẹp ngày một tăng cao, lượng khách hàng mua sắm tăng gấp hàng chục lần so với 5 - 7 năm về trước. Điều này mang đến lợi nhuận không nhỏ cho các shop mỹ phẩm. Tuy nhiên, số vốn bỏ ra cho một cửa hàng mỹ phẩm không hề nhỏ, thường sẽ giao động từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng.

Sẽ rất khó để kiểm soát chi phí vốn ban đầu nếu chủ đầu tư không hạch toán rõ ràng, dự trù cụ thể cho từng hạng mục và có giải pháp tiết kiệm tối ưu. Dù bạn có cầm trong tay tiền tỷ, nếu "đụng đâu chi đó" chất lượng cửa hàng mỹ phẩm khi đi vào vận hạnh có thể kém hơn so với một cửa hàng chỉ có vốn vài trăm triệu.

Để xác định rõ mở shop mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn, bạn cần xem xét kỹ các yếu tố dưới đây:

1. Các yếu tố cấu thành vốn đầu tư mở shop mỹ phẩm

Để dự trù vốn đầu tư mở shop mỹ phẩm có tỷ lệ chênh lệch thấp nhất, cần phải xác định rõ và đầy đủ các khoản cần chi trong quá trình xây dựng và vận hành ban đầu.

Chi phí thuê mặt bằng shop mỹ phẩm (tiền đặt cọc và phí hàng tháng)

Chi phí thuê mặt bằng shop mỹ phẩm có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí của mặt bằng, diện tích, trang thiết bị, tiện nghi, mức độ phát triển của khu vực.

Tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Tp. HCM, Đà Nẵng,... giá thuê mặt bằng cho một shop mỹ phẩm thường dao động từ 10 triệu đến 50 triệu đồng một tháng, thậm chí cao hơn nếu ở những vị trí đắc địa và diện tích lớn.

Đa phần mặt bằng kinh doanh sẽ phải cọc ít nhất 1 - 2 tháng (tính theo phí thuê hàng tháng). Như vậy, ngay trong tháng đầu tiên, chủ shop mỹ phẩm phải chi 03 tháng tiền thuê mặt bằng.
 

Chi phí thiết kế và xây dựng shop mỹ phẩm

Đây là chi phí gần như nặng nhất trong tất cả các khoản phải chi. Nếu như vốn nhận hàng có thể công nợ thì phí thiết kế và xây dựng phải chi trả đúng theo tiến độ.

Chi phí này sẽ bao gồm nhiều khoản nhỏ như:

Phí thiết kế shop mỹ phẩm (một vài dự án sẽ chia riêng thiết kế mặt tiền shop mỹ phẩm và thiết kế không gian cửa hàng shop mỹ phẩm). Dựa trên uy tín doanh nghiệp, chất lượng bản thiết kế mà giá cũng khác nhau. Giá thiết kế shop mỹ phẩm giao động từ vài triệu đến vài chục triệu.

  • Vật liệu xây dựng: khoản này có thể được tính gần chính xác dựa trên số m2 xây dựng thực tế.
  • Chi phí nhân công xây dựng: dựa vào vị trí cửa hàng, diện tích, đơn vị thi công sẽ báo giá chính xác từ đầu.
  • Các trang thiết bị và thiết bị kỹ thuật
  • Chi phí cho việc thiết kế và xây dựng một cửa hàng mỹ phẩm trên thực tế có thể dao động từ vài trăm triệu đồng đến vài tỷ đồng.

Ví dụ: chi phí cho việc thiết kế và xây dựng shop mỹ phẩm có diện tích khoảng 50-100m2, tại khu vực trung tâm thành phố, có thể dao động từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu cửa hàng có diện tích lớn hơn, sử dụng vật liệu và nội ngoại thất tốt hơn hoặc vị trí tốt đắc địa thì chi phí có thể tăng lên đáng kể.

Chi phí trang trí, mua sắm nội thất shop mỹ phẩm

Chi phí mua sắm nội thất và ngoại thất sẽ được tính dựa vào chất liệu, mẫu mã. Giá thành sẽ có sự chênh lệch rất lớn, vì vậy chủ cửa hàng phải xác định rõ mô hình kinh doanh, phong cách thiết kế, phân khúc sản phẩm và nhóm khách hàng tiềm năng.

Đối với shop mỹ phẩm nhỏ, vốn đầu tư có hạn nhưng muốn đảm bảo chất lượng về lâu dài, đáp ứng tối ưu công năng mà giá cả phải chăng nên cân nhắc chọn nội thất hiện đại, thông minh, đa năng.

Các khoản phí chi tiết:

  • Phí thiết kế nội thất (gồm chi phí tư vấn thiết kế, thiết kế nội thất, đồng bộ hóa màu sắc và trang trí)
  • Các vật dụng như bàn, ghế, kệ trưng bày, tủ, đèn chiếu sáng, màn hình hiển thị, máy tính và máy in
  • Chi phí sản xuất và in ấn các tài liệu quảng cáo và trang trí như: poster, banner, leaflet, brochure và các vật dụng khác để trưng bày sản phẩm.
 

Chi phí mua sắm sản phẩm, phí vận chuyển, bảo hiểm và thuế

Đây là một khoản chi phí lớn và có thể chiếm đến 70-80% tổng chi phí kinh doanh của shop. Ngoài giá giá trị đơn hàng thực tế, để sản phẩm được lên kệ và kinh doanh hợp pháp cần đóng thêm nhiều khoản như:

  • Phí vận chuyển: khoản chi phí phát sinh khi mua hàng từ các nhà cung cấp hoặc gửi hàng đến khách hàng. Phí vận chuyển sẽ phụ thuộc vào khoảng cách và phương tiện vận chuyển được sử dụng.
  • Phí bảo hiểm: khoản chi phí khác cần được tính toán để bảo vệ shop mỹ phẩm của bạn khỏi các rủi ro không mong muốn, ví dụ như mất mát hàng hóa, cháy nổ, tai nạn lao động, trách nhiệm pháp lý,...
  • Thuế kinh doanh: thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập cá nhân (nếu có), thuế doanh nghiệp và các khoản phí và lệ phí khác.

Tổng chi phí này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô kinh doanh, loại sản phẩm, vị trí địa lý, thời gian kinh doanh và các yêu cầu kinh doanh khác. Con số ước tính sẽ giao động mở mức 10 - 100 triệu đối với cửa hàng vừa và nhỏ. Từ vài trăm đến hàng tỷ đồng nếu là shop mỹ phấp lớn hoặc hạng chuỗi.

Phí tuyển dụng và lương, phúc lợi cho nhân viên

Đây là chi phí khi shop đi vào vận hàng, có thể trước khai trương từ 15 - 30 ngày nhân viên đã nhận việc để tiến hành sắp xếp, trưng bày và vận hành thử.

Khoản phí này sẽ được tính bao gồm:

  • Phí tuyển dụng
  • Lương và phúc lợi cho nhân viên (lương, thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, nghỉ phép, ngày nghỉ lễ,...)
  • Chi phí đào tạo nhân viên
  • Chi phí các hoạt động văn hóa doanh nghiệp.
 

Chi phí cho việc quảng cáo và tiếp thị sản phẩm, thương hiệu

Bạn không thể khai trương cửa hàng nếu không có bất kỳ một hoạt động quảng bá tiếp thị nào. "Vạn sự khởi đầu", ngoài việc quảng bá, tiếp thị, tại thời điểm khai trương còn cần các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng.

Về cơ bản, phí này sẽ được cấu thành từ nhiều khoản nhỏ như:

  • Chi phí quảng cáo trực tuyến: quảng cáo Google, quảng cáo trên các mạng xã hội, quảng cáo trên các trang web liên quan đến lĩnh vực mỹ phẩm,...
  • Phí đặt bảng hiệu, biển quảng cáo, các hình ảnh đồ họa hoặc bất kỳ quảng cáo nào khác để quảng bá sản phẩm, thương hiệu
  • Chi phí marketing trực tiếp: sự kiện, chương trình giảm giá, khuyến mại,...
  • Chi phí xây dựng thương hiệu: bao gồm việc thiết kế logo, slogan, trang web, các vật phẩm quảng cáo như túi xách, áo phông, hộp đựng,...
 

Chi phí thủ tục pháp lý kinh doanh shop mỹ phẩm

Một số chi phí pháp lý thường gặp khi kinh doanh shop mỹ phẩm:

  • Chi phí đăng ký doanh nghiệp
  • Chi phí xin cấp giấy phép kinh doanh, giấy phép kinh doanh dược phẩm, giấy phép kinh doanh mỹ phẩm, giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng,...
  • Chi phí sở hữu trí tuệ: gồm đăng ký bản quyền, nhãn hiệu, mẫu công nghiệp,...
  • Chi phí tư vấn pháp lý: phí thuê luật sư hoặc tư vấn pháp lý để giúp giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến shop mỹ phẩm, bao gồm hợp đồng lao động, hợp đồng với nhà cung cấp, quy định thuế,...

2. Giải pháp tiết kiệm vốn đầu tư shop mỹ phẩm

Để không quá "ngợp" trước số vốn cần có để mở shop mỹ phẩm, bạn nên tham khảo thêm một vài phương án tiết kiệm chi phí và quản lý hiệu quả nguồn vốn đầu tư.

  • Bắt đầu với quy mô nhỏ: bạn có thể bắt đầu với một quy mô nhỏ hơn để vận hành thử và phù hợp với số vốn đang có. Sau đó, khi doanh thu tăng lên, bạn có thể mở rộng quy mô và mở thêm các chi nhánh khác.
  • Ưu tiên thuê mặt bằng giá rẻ: kiên trì hơn trong quá trình tìm mặt bằng để săn một mặt bằng giá rẻ, nhưng vẫn đảm bảo vị trí thuận lợi và gần khách hàng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm các ưu đãi về giá thuê, ví dụ như giảm giá khi ký hợp đồng dài hạn.
  • Tối ưu hóa chi phí trang trí và nội thất: sử dụng các sản phẩm và vật liệu có giá thành hợp lý nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Bạn có thể sử dụng các đồ nội thất cũ hoặc secondhand để tiết kiệm chi phí.
  • Kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm giá thành hợp lý: thay vì bán các sản phẩm mỹ phẩm đắt tiền, bạn có thể tập trung vào các sản phẩm mỹ phẩm giá thành hợp lý và chất lượng tốt. Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí, mà còn thu hút được đối tượng khách hàng rộng hơn.
  • Vận hành song song các kênh bán hàng online: sử dụng các kênh bán hàng online như Facebook, Instagram, Shopee hoặc Lazada để giảm chi phí thuê mặt bằng và quảng cáo. Bạn có thể bán sản phẩm trực tuyến và vận chuyển đến khách hàng một cách tiện lợi. Đây cũng là hình thức quảng bá sản phẩm và thương hiệu trên nền tảng có sẵn.

Trên đây là những thống kê chi tiết nhất về các khoản cấu thành nên vốn đầu tư kinh doanh shop mỹ phẩm. Dựa trên định hướng cụ thể của bạn, chi tiết khóa số tiền của từng khoản vừa nêu sẽ có được đáp án cho câu hỏi "mở shop mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn?".

Hy vọng, với những chia sẻ này, có thể giúp ích cho bạn trong giai đoạn đầu xây dựng cửa hàng. Để biết thêm những kiến thức liên quan đến shop mỹ phẩm, hãy truy cập Thanhphuocdecor.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây