Kinh nghiệm mở cửa hàng sữa dành cho người mới (Quan trọng nhất)

Thời gian đăng: 08/10/2022
Vốn mở cửa hàng sữa là bao nhiêu? Loại hàng cần có khi mở đại lý sữa là gì? Trang thiết bị nào là cần thiết? Tất cả sẽ được tổng hợp trong bài viết về kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng sữa ngay sau đây, cũng xem nhé!
Vốn mở cửa hàng sữa là bao nhiêu? Loại hàng cần có khi mở đại lý sữa là gì? Trang thiết bị nào là cần thiết? Tất cả sẽ được tổng hợp trong bài viết về kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng sữa ngay sau đây, cũng xem nhé!

1. Vốn mở cửa hàng sữa

Mở cửa hàng sữa vốn bao nhiêu còn tùy thuộc vào tiềm năng của khu vực thị trường mà bạn có dự định kinh doanh.

Nếu hướng tới mở cửa hàng bán lẻ thì số vốn thường sẽ dao động khoảng 500 triệu. Trong đó chi phí nhập hàng đã chiếm tới 50%. Phần còn lại đầu tư cho mặt bằng, cơ sở vật chất và duy trì kinh doanh trong 6 tháng đầu,… Còn nếu bạn hướng tới mở cửa hàng bán sỉ thì lượng vốn tối thiểu trên 2 tỷ đồng.

Chi phí liên quan tới thuê mặt bằng

Thường thì chi phí mặt bằng này gồm có: Tiền đặt cọc và đóng tiền nhà đợt đầu (3 tháng hoặc 6 tháng).

Chi phí đầu tư cơ sở vật chất

Các hạng mục đầu tư cở vật chất mở cửa hàng sữa gồm có:

  • Chi phí sang sửa, thiết kế mặt bằng.
  • Chi phí đầu tư các hạng mục điện, nước, internet.
  • Đầu tư các loại tủ bảo quản (tủ mát, tủ đông).
  • Giá kệ siêu thị thích hợp với mô hình.
  • Thiết bị bán hàng: Phần mềm, máy check mã vạch, máy in phiếu bán hàng…

Chi phí đầu tư tiền hàng

Mở đại lý, cửa hàng sữa thì vốn nhập hàng sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất, đây là yếu tố quan trọng để có thể kinh doanh thành công, thường phần này sẽ chiếm 50% tới 70% tổng vốn đầu tư.

Chi phí khác khi mở cửa hàng sữa

  • Chi phí marketing.
  • Chi phí tổ chức khai trương, sự kiện
Mở cửa hàng sữa vốn bao nhiều còn tùy thuộc vào tiềm năng của khu vực thị trường
Mở cửa hàng sữa vốn bao nhiều còn tùy thuộc vào tiềm năng của khu vực thị trường
 

2. Nguồn hàng khi mở cửa hàng sữa

Theo kinh nghiệm mở cửa hàng sữa của nhiều người đi trước, hiện nây trên thị trường có 2 hình thức nhập nguồn hàng:

  • Nhập hàng của nhà phân phối tại khu vực đang ở: Mỗi khu vực sẽ có 1 nhà phân phối độc quyền là đại lý uỷ quyền của công ty. Thông thường bạn sẽ phải đăng ký chỉ tiêu nhập hàng, ứng với mỗi chỉ tiêu là một mức chiết khấu khác nhau.
  • Nhập hàng của các đại lý trung gian: Có thể là từ người bán buôn từ tỉnh thành khác, bạn hàng qua mạng, mối buôn do người thân giới thiệu, ...

Bạn muốn lấy bao nhiêu sản phẩm cũng được, lấy càng nhiều thì chiết khấu sẽ càng cao, họ sẽ chiết khấu trực tiếp trên đơn hàng, không chờ đợi tới cuối tháng mới chiết khấu như công ty. Vì vậy vốn của bạn sẽ không bị tồn đọng.

Mỗi hình thức sẽ có những ưu điểm riêng, chủ cửa hàng cần phải cân nhắc tới mục tiêu và cách thức hoạt động của mình để chọn lựa phương án tốt nhất.

3. Loại hàng cần có khi mở đại lý sữa

“Bán sữa của hãng nào tốt nhất?” là câu hỏi thường gặp với người mới đầu kinh doanh ngành sữa trẻ em. “Tốt” ở đây bao gồm 3 ý nghĩa: tốt cho việc kinh doanh của bạn, chất lượng sữa tốt và số lượng tiêu thụ tốt.

Lời khuyên của nhiều người kinh doanh là hãy nên bán tập trung sữa và các sản phẩm liên quan tới sữa. Chẳng hạn như chuyên về sữa bột, sữa tươi, váng sữa, sữa chua, phô mai... vấn đề ăn uống của con cái rất quan trọng, phụ huynh nào cũng muốn mua ở nơi uy tín, chuyên nghiệp sẽ yên tâm hơn.

 

Nên tập trung về một loại sữa để thể hiện sự chuyên nghiệp
Nên tập trung về một loại sữa để thể hiện sự chuyên nghiệp

4. Trang thiết bị

Nếu có một lượng vốn trên 500 triệu, bạn nên đầu tư thêm máy móc như tủ lạnh, camera giám sát, phần mềm quản lý bán hàng,... Sữa là mặt hàng tiêu dùng có giá thành tương đối cao, lại có hạn sử dụng, có loại thì 2-3 năm, có loại chỉ hơn 1 năm, nhất là sữa tươi và sữa chua thời hạn rất ngắn, vì vậy nên sử dụng máy móc để cập nhật thông tin sắp hết hạn.

Ngoài ra bạn cần chuẩn bị quầy kệ và tủ lạnh, tủ đông thích hợp với cửa hàng. Làm việc trực tiếp với công ty sẽ nhận được hỗ trợ tủ đông tủ lạnh, quầy kệ, bảng biển, thậm chí là mái hiên nhưng với điều kiện bạn phải bảo đảm doanh số. Vấn đề này hơi khó khăn với những người mới kinh doanh, vì chưa xác định được doanh số mình có thể bán ra để mà bảo đảm nhập được đủ hàng cho họ.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ đem tới cho bạn nhiều thông tin hữu ích để việc mở cửa hàng sữa trở nên dễ dàng hơn. Mọi nhu cầu thiết kế cửa hàng vui lòng liên hệ với Thành Phước Decor ngay hôm nay để được tư vấn và báo giá nhé!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây