Theo kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa thành công của nhiều người cho thấy, để có thể kinh doanh thu lợi nhuận cao, vị trí thuê mặt bằng cần thỏa mãn những yếu tố sau:
Sau khi tìm được mặt bằng thích hợp, việc kế tiếp mà bạn cần làm là phân tích đối thủ cạnh tranh trong khu vực mở cửa hàng. Bạn nên dành thời gian phân tích tình hình kinh doanh thực tế của các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa,... gần khu vực sinh sống. Việc này giúp bạn biết được mình nên hoặc không nên làm gì.
Chi phí mở cửa hàng tạp hóa gồm có chi phí nhập hàng hóa, thuê mặt bằng, thuê nhân viên, chi phí nội thất giá, kệ, biển hiệu, máy in hóa đơn, máy làm mát, camera giám sát,...
Tùy theo quy mô, diện tích kinh doanh mà chi phí mở cửa hàng tạp hóa cũng khác nhau. Theo kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa của nhiều người thì tổng chi phí cho một cửa hàng tạp hóa nhỏ, chứa các loại hàng hóa cơ bản như đồ khô, đồ ăn nhanh, đồ uống, bánh kẹo, đường, sữa, hóa mỹ phẩm, …, chi phí đầu tư dao động từ 50 - 100 triệu đồng.
Với các cửa hàng có quy mô lớn hơn, số lượng hàng hóa dự trữ trong kho nhiều, cần đầu tư nhiều máy móc, chi phí đầu tư có thể dao động từ 200 triệu tới vài tỷ.
Theo kinh nghiệm khi mở cửa hàng tạp hóa, để phục vụ tốt nhất nhu cầu khách hàng, bạn cần phải cung cấp đầy đủ các nhu yếu phẩm thiết yếu hàng ngày từ cây kim, bao thuốc, xà phòng giặt cho tới bia, rượu, sữa bột, đồ gia dụng,...
Việc lập danh sách các loại hàng hóa và số lượng nhập phải dựa trên giá cả, nguồn vốn đang sở hữu và đối tượng khách hàng mục tiêu rất cần thiết. Khi mới bắt đầu, bạn nên nhập mỗi loại một ít nhưng đa dạng về chủng loại, thương hiệu cho khách hàng dễ chọn lựa. Sau một thời gian bán hàng, bạn hãy quan sát thói quen mua sắm của người tiêu dùng để biết các mặt hàng bán chạy nhất và lập kế hoạch số lượng nhập hàng.
Nếu sở hữu lượng vốn lớn, bạn cũng không nên nhập, dự trữ quá nhiều hàng trong cửa hàng. Việc nhập hàng quá nhiều mà không có sự tính toán có thể khiến bạn bị tồn hàng, đọng vốn, chất lượng hàng hóa suy giảm hoặc mau chóng bị hết hạn sử dụng,…
Đầu tiên, để có thể thiết kế cửa hàng tạp hóa, bạn phải lên kế hoạch bố trí không gian với hệ thống giá kệ trưng bày, quầy thanh toán,... một cách thông minh. Thông thường, các kệ hàng sẽ được bố trí dọc hai bên cửa hàng để khách hàng dễ mua sắm, chọn lựa. Quầy thanh toán sẽ được bố trí ở phía ngoài để việc thanh toán và giám sát tổng quan cửa hàng được thuận lợi.
Trong trường hợp cửa hàng của bạn bán thêm các nước uống, kem, sữa chua, các loại thực phẩm đông lạnh, bạn sẽ cần trang bị thêm máy làm mát, tủ đông,...
Trung bình, chi phí để đầu tư giá kệ trưng bày, tủ lạnh, tủ mát,..., trong cửa hàng tạp hóa dao động trong khoảng từ 20 triệu - 70 triệu.
Kinh doanh cửa hàng tạp hóa, bạn sẽ cần trưng bày rất nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau. Với một diện tích giới hạn, bạn cần chú ý sắp xếp sao cho gọn gàng, đẹp mắt, thuận tiện cho khách hàng mua sắm.
Một vài nguyên tắc bố trí cửa hàng tạp hóa mà bạn cần nhớ:
Ý kiến bạn đọc
Tin liên quan