[BÍ QUYẾT] Sửa nhà chống thấm hiệu quả nhất

Thời gian đăng: 20/04/2022
Tình trạng nấm mốc, lớp sơn tường bị ố vàng hay bong tróc là những dấu hiệu cơ bản nhất cho thấy tường nhà bạn đang bị thấm. Sức khỏe gia đình và thẩm mỹ ngôi nhà sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu bạn không tìm đến các dịch vụ sửa nhà chống thấm ngay.

Để giúp bạn tìm ra cách sửa nhà chống thấm hiệu quả nhất, dưới đây Thành Phước Decor sẽ tư vấn cho bạn những điều cơ bản cần nắm rõ để khôi phục thẩm mỹ ngôi nhà của bạn.

Tình trạng nấm mốc, lớp sơn tường bị ố vàng hay bong tróc là những dấu hiệu cơ bản nhất cho thấy tường nhà bạn đang bị thấm. Sức khỏe gia đình và thẩm mỹ ngôi nhà sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu bạn không tìm đến các dịch vụ sửa nhà chống thấm ngay.

Để giúp bạn tìm ra cách sửa nhà chống thấm hiệu quả nhất, dưới đây Thành Phước Decor sẽ tư vấn cho bạn những điều cơ bản cần nắm rõ để khôi phục thẩm mỹ ngôi nhà của bạn.

1. Vì sao nhà luôn bị thấm dột?

Thấm dột là hạn chế theo thời gian mà không công trình xây dựng nào tránh được. Trên thực tế, nhà càng có tuổi thọ càng lâu thì càng bị thấm dột nặng hơn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tính trạng thấm dột được các chuyên gia xây dựng chỉ ra như sau: 

Tường nhà bị thấm do trời mưa nhiều

Khí hậu ở Việt Nam là khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, chính vì thế lượng mưa quanh năm là rất lớn. Lượng nước nhiều sẽ khiến tường và mái dễ bị thấm do trong tường nhà chứa thành phần là xi măng, mà bản chất xi măng có tính thấm hút nước mạnh. 

Hơn nữa, khoảng cách giữa các hạt xi măng từ 20 – 40 micromet, đây là khoảng cách khá lớn khiến tình trạng thấm nước dễ xảy ra khi nước mưa tiếp xúc với tường.

Xem thêm: Phong thủy nhà ở tuổi Bính Ngọ 1966 cần lưu ý điều gì?

Có thể do trời mưa lớn cộng với chất liệu sơn không đảm bảo
Có thể do trời mưa lớn cộng với chất liệu sơn không đảm bảo

Vị trí các ống thoát nước không hợp lý

Vị trí của các ống thoát nước trên sàn mái không được xây dựng hợp lý sẽ khiến cho tình trạng hơi ẩm lan theo các vết nứt thấm vào bên trong tường. 

Ngoài ra, hỏng hóc đường cấp thoát nước âm tường, ống nước trong hộp Gen kỹ thuật xuyên tầng, gần trần nhà hoặc sàn, cũng là nguyên nhân gây hiện tượng thấm nước loang lổ và lan ra xung quanh.

Thấm dột do quá trình thi công ẩu

Sụt lún là một nguyên nhân làm nhà của bạn bị thấm dột. Việc thi công sai kết cấu ban đầu sẽ làm cho móng nhà trở nên yếu dẫn tới tình trạng sụt lún. Trong nhiều trường hợp nền và tường nhà bị thấm dột do tiếp xúc trực tiếp với đất và nước làm mục thép, bê tông khiến kết cấu tường bị phá hủy.

Ngoài ra, kỹ thuật thi công chống thấm không tốt cũng là nguyên nhân khiến tường nhà bị thấm. Chẳng hạn trong quá trình thi công, người thợ sử dụng cốt từ bê tông không đảm bảo chất lượng làm xuất hiện những lỗ rỗng giữa các viên gạch hoặc bê tông dẫn tới tường nhà bị thấm.

Xem thêm: Xem phong thủy nhà ở cho người tuổi Canh Tuất 1970 Nam Nữ

Tay nghề thợ thi công kém dẫn đến việc chủ nhà chỉ biết ôm đầu
Tay nghề thợ thi công kém dẫn đến việc chủ nhà chỉ biết ôm đầu

2. Tác hại của việc không chống thấm trần nhà

Việc xuất hiện các vết ố sơn tường, vết ẩm mốc, vết nứt tường là những dấu hiệu mách bảo bạn đã đến lúc sửa chữa cho ngôi nhà của mình. Nếu bạn để tình trạng thấm dột đó xảy ra quá lâu, hậu quả của nó đem đến sẽ rất khó lường. Cụ thể:

  • Nước sẽ tiếp tục thấm và lan rộng tạo thành những mảng lớn trên trần và tường làm mất thẩm mỹ của ngôi nhà. Về lâu dài tình trạng thấm dột có thể ảnh hưởng đến kết cấu tổng thể của ngôi nhà. 
  • Những mảng ẩm ướt thấm trần lâu ngày sẽ khiến ngôi nhà của bạn bị ẩm mốc. Việc xuất hiện các vết mốc sẽ làm căn nhà của bạn có mùi khó chịu và vi khuẩn mốc sẽ sản sinh ra nhiều ảnh hưởng lớn đến sinh khỏe. Vì vậy, việc chống thấm trần nhà sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của cả gia đình bạn.
  • Tường nhà ẩm ướt tiềm ẩn những mối nguy hiểm lớn đến tính mạng con người. Các thiết bị điện trong gia đình sẽ dần bị ảnh hưởng bởi tình trạng ẩm ướt trong ngôi nhà bạn. Từ đó dẫn tới tình trạng hỏng hóc, giảm tuổi thọ của thiết bị điện tử thậm chí còn gây chập điện và cháy nổ.
Tường nhà bị thấm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây cháy nổ nếu đi đường điện âm tường
Tường nhà bị thấm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây cháy nổ nếu đi đường điện âm tường
 

3. Cách sửa chống thấm trần nhà

Thấm dột ảnh hưởng đến ngôi nhà của bạn theo nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Tùy theo đặc điểm của những hỏng hóc mà thấm dột gây nên mà có nhiều cách sửa chống thấm trần nhà khác nhau.

Trường hợp trần nhà bị nứt

Trần nhà bị nứt thường xảy ra do thoái hóa công trình hay do thi công không đảm bảo. Trường hợp này cần tiến hành áp dụng lại biện pháp chống thấm lại từ đầu bằng việc xử lý các vết nứt rạn, hoàn thiện bề mặt, cải tạo thoát nước. 

Đồng thời gia chủ nên chống thấm cho tường bằng cách dùng màng hóa chất, bơm phụ gia chống thấm vào sàn bê tông…

Xem thêm: Cách tính chiều cao tầng nhà theo phong thuỷ đúng pháp luật

Xử lý vết nứt, hoàn thiện bên ngoài trước khi xử lý vấn đề chống thấm
Xử lý vết nứt, hoàn thiện bên ngoài trước khi xử lý vấn đề chống thấm

Trường hợp nhà bị thấm do ống nước nhà vệ sinh

Trường hợp nhà bị thấm dột do ống nước nhà vệ sinh hay các đường ống nước ngầm bị hỏng hóc thì gia chủ nên tìm các đội thợ thi công điện nước chuyên nghiệp để được sửa chữa. Đội ngũ thi công sẽ xem xét đặc điểm nhà vệ sinh, hệ thống đường ống nước để phán đoán lỗi một cách chính xác nhất.

Trường hợp nhà bị thấm do máng xối, ống thoát nước mưa

Máng xối, ống thoát nước mưa bị gãy đứt hoặc tắc nghẽn làm cho lượng nước mưa không được thông ra bên ngoài. Từ đó làm cho nước mưa chảy và thấm vào tường làm tường bị thấm dột nghiêm trọng. 

Để khắc phục tình trạng này, gia chủ nên thông nghẽn máng xối, ống thoát nước, thường xuyên kiểm tra để có thể phát hiện vết gãy đứt, kịp thời thay thế trước khi những mưa tới.
 

Xem xét đường đi thoát nước, xử lý thì vấn đề thấm dột sẽ không còn
Xem xét đường đi thoát nước, xử lý thì vấn đề thấm dột sẽ không còn

Chống thấm ngược trần nhà

Đối với các lỗi thấm dột phía trên trần nhà thì việc chống thấm ngược trần nhà là một lựa chọn hợp lý. Để thực hiện việc chống thấm ngược trần nhà hiệu quả, bạn nên tham khảo các cách sau:

  • Bơm dung dịch vào bên trong lòng trần bằng cách khoan lỗ.
  • Sử dụng sơn chống thấm chuyên dụng cho thi công chống thấm ngược.
  • Tạo lớp ngăn bề mặt bằng việc tạo màng composite.

4. Các phương pháp chống thấm phổ thông

Chống thấm là một hạng mục sửa chữa đòi hỏi rất nhiều thời gian và kinh nghiệm. Chính vì thế, bạn nên tìm cho mình những dịch vụ chống thấm tường nhà, sửa nhà bị thấm chuyên nghiệp để được giúp đỡ. Hiện nay, do nhu cầu chống thấm nhà của rất phổ biến nên các phương pháp chống thấm cũng rất đa dạng.

Phương pháp chống thấm bằng màng lỏng

Màng lỏng chống thấm có thành phần chính từ bitum polyme gốc nước. Đây là một thành phần thi công nguội, tính chống nước cao. 

Việc lựa chọn chống thấm bằng màng lỏng giúp gia chủ tạo lớp chống thấm tốt bên dưới lòng đất bảo vệ cho các bề mặt bê tông và vữa trát. 

Phương pháp này thường dùng để chống thấm sàn mái phẳng, ban công, tầng hầm, tường nhà.
 

Phương pháp chống thấm bằng màng lỏng
Phương pháp chống thấm bằng màng lỏng

Chống thấm bằng khò nóng  

Phương pháp này còn được gọi là màng chống thấm khò nhiệt. Đây là loại màng khá dẻo, có thành phần chính gồm: bitum và hợp chất polymers APP chọn lọc. Ưu điểm của loại màng chống thấm khò nhiệt là khả năng chịu nhiệt tốt, chống tia tử ngoại, UV và đặc biệt là chống thấm cao.

Sử dụng màng chống thấm khò nhiệt đảm bảo an toàn với người dùng và thân thiện với môi trường. Với tính ứng dụng cao, bạn có thể dùng để chống thấm trần nhà, khe tường hẹp, chống thấm cho các hồ nước, bể chứa nước.

Tuy nhiên, màng khò chống thấm này sẽ có quy trình thi công khá phức tạp như: Chuẩn bị vật liệu, trang thiết bị màng khò, chuẩn bị bề mặt thi công, đo và cắt màng, khò màng và dán màng nhiệt, khò dán chồng mép, hàn kín và gia cố … 

Bên cạnh đó kỹ thuật gia nhiệt, khò nóng chảy tạo kết dính cũng rất quan trọng. Với quá trình thi công phức tạp như thế tuổi thọ, độ bền của loại vật liệu này cũng chỉ ngang bằng loại màng tự dính.

Xem thêm: Cách tính kích thước cửa nhà theo phong thuỷ đón lộc, tránh tà

Màng chống thấm khò nhiệt mang đến hiệu quả cao và thân thiện với môi trường
Màng chống thấm khò nhiệt mang đến hiệu quả cao và thân thiện với môi trường

Chống thấm bằng màng chống thấm tự dính

Chống thấm bằng màng tự dính là kỹ thuật chống thấm tiện lợi được nhiều nhà thầu lựa chọn trong thời gian gần đây. Với khả năng bám dính với cả 2 bề mặt ngang và đứng tốt, tính đàn hồi cao giúp cho quá trình thi công trở nên dễ dàng hơn. 

Ngoài ra phương pháp còn tính ứng dụng cao khi thi công được cho nhiều bề mặt như: sàn mái, bể nước, ban công, cầu…

Màng chống thấm tự dính an toàn đối với sức khỏe con người, thân thiện với môi trường, không có hóa chất độc hại gây ô nhiễm.

Nếu so sánh với màng chống thấm khò nhiệt thì màng chống thấm tự dính an toàn và tiện lợi hơn vì không sử dụng nhiệt độ để tạo độ dính.
 

Chống thấm bằng màng tự dính cũng là một phương pháp phổ thông
Chống thấm bằng màng tự dính cũng là một phương pháp phổ thông

Chống thấm bằng nhựa đường

Nhựa là loại vật liệu xây dựng không còn xa lạ với nhiều người chúng ta. Đây là một loại chất lỏng, chất bám rắn có độ nhớt cao. Thành phần của nhựa đường phần lớn là dầu thô và một số trầm tích tự nhiên và bitum.

Với khả năng kết dính cực tốt, nhựa đường có thể dùng để chống thấm cho tường, trần bê tông. 

Tuy nhiên, gia chủ cần lưu ý, trước khi chống thấm, cần tiến hành vệ sinh bề mặt trần cho thật sạch sẽ. Sau khi lót một lớp primer gốc nhựa đường và chờ cho khô thì tiến hành rải nhựa đường lên trên. 

Trường hợp gia chủ có sử dụng tấm dán nhựa đường thì cần dán phẳng phiu, không để lại nếp uốn như thế sẽ đem đến bức tường nhẵn bóng và đẹp mắt. 

Chống thấm bằng nhựa đường
Chống thấm bằng nhựa đường



Như vậy, với những chia sẻ trên về sửa nhà chống thấm, Thành Phước Decor hy vọng bạn đã đưa ra những lựa chọn hợp lý nhất về phương pháp sửa chữa chống thấm cho ngôi nhà của mình. Hãy liên hệ ngay cho Thành Phước Decor nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình sửa chữa để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây